Hướng dẫn tạm thời phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các cơ sở giáo dục và đào tạo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

(BTV) Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, để đảm bảo hoàn thành chương trình năm học 2021-2022 theo đúng kế hoạch. UBND tỉnh vừa ban hành Hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm tạo sự chủ động để các cơ sở giáo dục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, an toàn, linh hoạt, hiệu quả khi có ca bệnh COVID-19 trong cơ sở giáo dục, phát hiện sớm và xử lý kịp thời không để dịch bệnh COVID-19 lây lan trong cơ sở giáo dục và cộng đồng.


Đồng thời, áp dụng các biện pháp hành chính phòng, chống dịch phù hợp, đảm bảo sức khỏe cho giáo viên, trẻ, học sinh, người lao động … tại các cơ sở giáo dục.

Hướng dẫn này áp dụng cho các cơ sở giáo dục: Mầm non, phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống, hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, giáo dục nghề nghiệp, Cao đẳng, Đại học.

Tại các cơ sở giáo dục, cha mẹ trẻ Mầm non, học sinh có trách nhiệm thực hiện các biện pháp như:

Không đi đến trường và không được đưa trẻ, học sinh đến trường nếu bản thân cha mẹ đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thớ. Đeo khẩu trang cho mình và cho trẻ; hướng dẫn, yêu cầu học sinh đep khẩu trang khi đưa trẻ, học sinh đến trường và khi đón trẻ, học sinh về.  

Hướng dẫn trẻ, yêu cầu nhắc nhở học sinh rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay tại các thời điểm: Trước khi đến trường, sau khi trở về nhà, khi thấy tay bẩn hoặc khi cần thiết.

Chuẩn bị đồ dùng cá nhân riêng cho trẻ, học sinh khi trẻ, học sinh đến trường. Đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe cho trẻ, học sinh ở nhà; nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì chủ động cho trẻ, học sinh nghỉ học, thông báo cho nhà trường, đồng thời đưa đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị.

Thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế (nếu sử dụng thiết bị di động thông minh).

Có trách nhiệm phối hợp với nhà trường phòng, chống dịch COVID-19.
   
Đối với học sinh cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, Cao đẳng, Đại học và giáo dục nghề nghiệp.

- Đeo khẩu trang khi đến trường, khi ra về và những thời điểm cần thiết. Thưởng xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, tại các thời điểm: Trước khi đến trường, sau giờ ra chơi, sau khi ra vể, khi thấy tay bẩn hoặc khi cần thiết. Thực hiện giãn cách phù hợp theo hướng dẫn của giáo viên, Ban giám hiệu nhà trường. Chuẩn bị và mang đồ dùng cá nhân đến trường học, không dùng chung đồ dùng cá nhân với các học sinh khác.

- Thông báo với cha mẹ, giáo viên nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở để được khám, tư vấn, điều trị. Không khạc nhổ’ vứt rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi. Chủ động tham gia, phối hợp với nhà trường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế (nếu sử dụng thiết bị di động thông minh). 

Tại cơ sở giáo dục, giáo viên và người lao động có trách nhiệm: 

Không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở. Đeo khẩu trang khi đi đến trường, khi tiếp xúc với trẻ, học sinh trong mọi thời điểm diễn ra các hoạt động tại cơ sở giáo dục và khi ra về. Tăng cường thông khí tại lớp học bằng cách mở cửa ra vào, cửa sổ và sử dụng quạt. Nếu sử dụng điều hòa, cuối buổi học phải mở cửa phòng học tạo sự thông thoáng trong lớp học. Thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; rửa tay trước khi đến trường và sau khi ra về. 

Hướng dẫn trẻ, yêu cầu, nhắc nhở học sinh rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay tại các thời điểm: Trước khi vào lớp học, sau giờ ra chơi và sau khi ăn, sau mỗi hoạt động giáo dục, sau khi đi vệ sinh, trước khi ra về, khi thấy tay bẩn. Hướng dẫn trẻ, học sinh thực hiện giãn cách phù hợp trong các hoạt động giáo dục, các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày; hạn chế tối đa tiếp xúc giữa trẻ, học sinh các lớp với nhau (riêng đối với các cơ sở giáo dục Mầm non, thực hiện triệt để các hoạt động theo quy mô nhóm, lớp khi tình hình diễn biến phức tạp).

Nếu phát hiện trẻ, hoạc sinh có biểu hiện sốt, ho, khó thở kịp thời báo Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 của cơ sở giáo dục để đưa trẻ, học sinh đến phòng cách ly tạm thời và phối hợp với y tế xử lý theo đúng quy định.

Thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế (nếu dùng thiết bị di động thông minh). 
Khách đến thăm và làm việc tại các cơ sở giáo dục có trách nhiệm: 

- Không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện ho, sốt, khó thở. Đeo khẩu trang trong suốt quá trình đến thăm và làm việc tại trường. Rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay trước khi vào trường, khi ra về. Thực hiện giãn cách phù hợp khi làm việc hoặc tham gia các hoạt động tại trường. Không khạc nhổ, vứt rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.

- Thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế (nếu sử dụng thiết bị di động thông minh).

- Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và khai báo y tế theo yêu cầu của nhà trường.
           
Trách nhiệm của Ban giám hiệu:

- Xây dựng kế hoạch giáo dục, phương án sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trong trường phù hợp với điều kiện thực tiễn dịch bệnh. Thành lập, kiện toàn BCĐ phòng, chống dịch COVID-19, Tổ an toàn COVID; Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch theo quy định.

- Tổ chức đo thân nhiệt trước khi vào trường đối với trẻ, học sinh, cán bộ, giáo viên, người lao động tại trường, cha mẹ trẻ, học sinh vào trường, khách đến thăm và làm việc; Thực hiện khai báo y tế đối với các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở. Bố trí người đón và giao trẻ tại cổng trường hoặc tại các nhóm, lớp; đón và giao học sinh tại cổng trường; hạn chế người ra, vào trường; chỉ đạo giáo viên hạn chế việc tiếp xúc giữa trẻ, học sinh các lớp với nhau.

- Phân công thực hiện vệ sinh, khử khuẩn bằng hóa chất khử khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường: 
           
+ Bàn ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, lan can, nút bấm thang máy, các đồ vật, sàn nhà, phòng học, phòng chức năng, khu vệ sinh … tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cần thiết.
         
 + Đồ chơi, thiết bị giáo dục sau mỗi buổi học hoặc khi thấy bị bẩn.
         
 + Tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe … của phương tiện đưa đón học sinh sau mỗi chuyến đưa, đón trẻ, học sinh (nếu có).

- Bố trí nơi rửa tay có đủ xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Dung dịch sát khuẩn tay phải đặt tại vị trí thuận tiện cho người sử dụng.

- Đảm bảo đủ nước uống hợp vệ sinh và mỗi trẻ, học sinh có một cốc uống nước dùng riêng đã vệ sinh sạch sẽ; Không dùng chung các đồ dùng cá nhân. Bố trí suất ăn riêng cho mỗi trẻ, học sinh, giáo viên, người lao động; đảm bảo giãn cách phù hợp khi ăn theo điều kiện của nhà trường.

- Bố trí nơi nghỉ, ngủ đảm bảo giãn cách phù hợp theo điều kiện của nhà trường. Bố trí thùng đựng rác, chất thải có nắp đậy kín đặt tại vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử lý hàng ngày. Nghiêm cấm khạc nhổ, vứt rác, khẩu trang bừa bãi.

- Bố trí phòng cách ly, chuẩn bị khẩu trang để sử dụng ngay khi phát hiện trẻ, người có biểu hiện sốt, ho, khó thở. Thông báo kịp thời cho cơ quan y tế và áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp.

- Thực hiện khai báo y tế đối với khách đến thăm và làm việc. Phối hợp với các cơ quan chức năng tập huấn đầy đủ cho cán bộ, giáo viên, người lao động của trường về phòng, chống dịch COVID-19. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho học sinh, cha mẹ trẻ, học sinh và cán bộ,  giáo viên tại trường. Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại trường học.

- Thực hiện báo cáo kịp thời với các cơ quan chức năng các vấn để phát sinh về tình hình dịch bệnh trong trường.

Các cơ sở giáo dục phải triển khai công tác dạy học theo từng cấp độ của dịch

1- Đối với cơ sở giáo dục Mầm non, phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên; Giáo dục nghề nghiệp  - Giáo dục thường xuyên.
Cấp độ dịch của các cơ sở giáo dục này căn cứ vào phân loại đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh để quyết định tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp đối với giáo dục Mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên cho phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại từng địa bàn.

Đối với các địa bàn được xác định dịch cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình): Tổ chức dạy học trực tiếp; củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng chuyển sang các hình thức dạy học khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Với các địa bàn ở cấp độ 3 (nguy cơ cao): Tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến, trên truyền hình (cho trẻ nghỉ học đối với giáo dục Mầm non). Căn cứ điều kiện thực tế, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND tỉnh quyết định kế hoạch dạy học cho từng lớp, khối lớp: Với cấp học phổ thông, ưu tiên dạy trực tiếp các lớp 1, lớp 2, lớp 6, lớp 9 và lớp 12, bảo đảm giãn cách phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện an toàn trong công tác phòng, chống dịch.

Đối với các địa bàn ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao): Căn cứ tình hình thực tế và tiến độ triển khai kế hoạch năm học, để tổ chức hình thức dạy học trực tuyến, trên truyền hình, giao bài tự học….; Với cấp học Mầm non và phổ thông, giáo viên hướng dẫn phụ huynh hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em, học sinh học tập, vui chơi tại nhà theo các hình thức phù hợp; phối hợp với phụ huy để hướng dẫn học sinh sử dụng hiệu quả, an toàn các thiết bị phục vụ học tập trực tuyến, học qua truyền hỉnh; Có phương án chuyển tài liệu học tập đến những học sinh còn thiếu thiết bị học tập trực tuyến, học qua truyền hình.

2- Đối với cơ sở giáo dục Cao đẳng, Đại học, giáo dục nghề nghiệp, trung tâm ngoại ngữ - tin học, giáo dục kỹ năng sống, hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
           
- Các cơ sở giáo dục Cao đẳng, Đại học, giáo dục nghề nghiệp, trung tâm ngoại ngữ - tin học, giáo dục kỹ năng sống, hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ở địa bàn dịch cấp độ 1 và cấp độ 2 hoạt động đào tạo trực tiếp nếu đảm bảo các quy định về an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

-   Những địa bàn dịch cấp độ 3 và 4, các cơ sở giáo dục tiếp tục tổ chức dạy học trực tuyến hoặc kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến theo phương án cụ thể đã xây dựng (Tạm dừng hoạt động giáo dục trực tiếp đối với các trung tâm ngoại ngữ - tin học, giáo dục kỹ năng sống, hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập).  

CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ ĐỐI VỚI MỘT SỐ TÌNH HUỐNG

1- Khi cơ sở giáo dục xuất hiện ca bệnh dương tính COVID-19 (F0)

Tùy vào tình hình thực tế, thực hiện phong tỏa tạm thời toàn bộ cơ sở giáo dục hoặc khu vực những nơi F0 từng đến, ở, đi qua (phòng học, hành lang lớp học, nhà vệ sinh….)

Thực hiện ngay việc cách ly F0 tạm thời (tại phòng cách ly của trường), nhưng phải đảm bảo an toàn trong quá trình cách ly.

Báo cáo kịp thời trường hợp F0 cho cơ quan y tế địa phương, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn, cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp và phối hợp cách ly ngay F0, đưa F0 đến cơ sở điều trị theo quy định.

Vệ sinh môi trường, phu khử khuẩn nhưng nơi F0 có đến, ở, đi qua (phòng học, hành lang lớp học, nhà vệ sinh…).

Lập danh sách những người có tiếp xúc gần với F0 (viết tắt là F1) để phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp trên địa bàn đưa đi cách ly và lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định. 

Cơ sở giáo dục tạm dừng hình thức dạy học trực tiếp, chuyển sang dạy trực tuyến hoặc cho trẻ nghỉ học (đối với giáo dục Mầm non) theo chỉ đạo của UBND cấp huyện. Chờ kết quả xét nghiệm F1, nếu:
     
+ Trường hợp toàn bộ F1 có kết quả  xét nghiệm âm tính: Hoạt động của trường trở lại bình thường sau khi phu khử khuẩn và xử lý môi trường. Riêng lớp học có trường hợp F0 tiếp tục học trực tuyến (Do các F1 đã bị cách ly, không đến trường trong thời gian này).
     

+ Trường hợp F1 có kết quả xét nghiệm dương tính (F1 trở thành F0): Xử lý theo quy định khi có ca F0. Cơ sở giáo dục phối hợp với cơ quan y tế trên địa bàn đánh giá yếu tố nguy cơ để quyết định triển khai hình thức dạy học trực tiếp hay trực tuyến, đồng thời báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, ngành Giáo dục và Đào tạo,  Lao động, Thương binh và Xã hội theo phân cấp quản lý. Phối hợp với cơ quan y tế các địa phương tiếp tục theo dõi sức khỏe, thực hiện khai báo y tế hàng ngày đối với cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên qua các ứng dụng khai báo y tế.
Khi cơ sở giáo dục xuất hiện F1

Cơ sở giáo dục phối hợp với Ban Chỉ đạo các cấp trên địa bàn đưa F1 đi cách ly theo quy định. Cơ sở giáo dục tiếp tục dạy học trực tiếp, riêng lớp có trường hợp F1 xem xét cho nghỉ học chờ kết quả xét nghiệm của F1 (coi toàn bộ học sinh, giáo viên cùng lớp là F2)


Lập danh sách những người có tiếp xúc gần với F1 (F2).

Toàn bộ giáo viên, học sinh là F2 phả I cách ly tại nhà, tạm dừng đến trường, chờ kết quả xét nghiệm của F1. Nếu kết quả xét nghiệm F1 âm tính thì kết thúc cách ly F2, hoạt động của trường, lớp trở lại bình thường.

Nếu F1 trở thành F0 thì triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định đối với F0.

Khi cơ sở giáo dục xuất hiện F2

Cở sở giáo dục tiếp tục hình thức dạy trực tiếp. F2 tạm dừng đến trường và thực hiện cách ly tại nhà, chờ kết quả xét nghiệm lần 1 của F1. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì kết thúc cách ly F2, F2 đi học trở lại bình thường.

Nếu F1 trở thành F0 và F2 trở thành F1 thì triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định đối với F1.
Vũ Nghĩa

Ý kiến bạn đọc - Gửi bình luận

Gửi bình luận

reset captcha

Gửi bình luận Nhập lại