Hàng nghìn người đổ về Đền Cùng – Giếng Ngọc cầu an ngày đầu năm mới

(BTV) - “Dù ai đi lễ bốn phương, không bằng linh hiển thắp hương Đền Cùng”, với những câu chuyện nhiệm màu linh thiêng được kể bao đời, Đền Cùng – Giếng Ngọc là điểm đến tâm linh thu hút du khách thập phương từ muôn nơi đổ về những ngày đầu Xuân năm mới, ngày mồng 1 hoặc ngày Rằm hàng tháng.

1

Chiều 23/01 (mùng 2 Tết Nguyên đán), hàng nghìn người dân đổ về Đền Cùng – Giếng Ngọc khiến bãi để xe quá tải.

4

2

3

Nhiều người đến Đền đầu năm với mong muốn tìm được sự bình an, gạt đi những muộn phiền, lo âu của năm cũ và cầu mong những may mắn, hạnh phúc trong năm mới.

 

5

6

Đền Cùng - Giếng Ngọc ở khu Viêm Xá, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh (còn gọi là làng Diềm), là chốn địa linh, hiển ứng thờ Mẫu Tam Phủ từ ngàn xưa. Sự linh hiển của Đền Cùng đã nổi tiếng khắp dân gian từ lâu đời, từ thời Tiền Lý, Tiền Lê, thời Lý quan quân triều đình đánh giặc dọc tuyến sông Cầu, có đến chốn này cầu đảo và đều được ứng nghiệm đánh bại quân xâm lược…

8

9

Các lối đi vào Đền chật cứng người dân và du khách tham quan, cầu may đầu năm mới.

10

11

Người dân đặt lễ, thành kính cầu may bên trong Đền.

12

13

14

Giếng Ngọc - Nơi quanh năm không bao giờ hết nước tựa như suối nguồn sữa mẹ. Nước mát lành ngọt tự nhiên không đâu sánh được. Có thể nguồn nước chảy từ trong núi, thấm qua tầng tầng lớp lớp đá ong nên đã tạo nên vị ngọt, mát hiếm có như thếTrong giếng luôn có những ông cá chép tồn tại nhiều năm. 

15

Người dân xếp hàng lần lượt xuống xin nước mát để rửa mặt hoặc uống, cầu mong sức khỏe, bình an đến gia đình và bản thân.

16

Chị Nguyễn Thanh Lam (thành phố Từ Sơn) chia sẻ: “như thường lệ, năm nào chị cũng đến Đền Cùng – Giếng Ngọc cầu may cũng như uống 1 ngụm nước dưới Giếng Ngọc để giúp thanh tịnh tâm hồn, xua tan những phiền lo, mệt nhọc trong cuộc sống”.

17

18

19

Ngày nay, nơi đây là địa điểm thu hút đông đảo người dân thành phố Bắc Ninh, các khu vực lân cận trong tỉnh, và khách thập phương về làm lễ đầu năm, thăm quan, cầu tình duyên, công danh sự nghiệp, gia đạo tốt lành. Bước qua cổng tam quan của Đền Cùng, du khách thấy một quần thể kiến trúc hài hòa, cổ kính. Không gian nơi đây rất thoáng đãng với nhiều cây cổ thụ rợp bóng mát, khiến mỗi người đến đây luôn cảm thấy yên bình và trong lành. Đây cũng là nét đẹp trong văn hóa Tết của người Việt.

Văn Đức

 

Ý kiến bạn đọc - Gửi bình luận

Gửi bình luận

reset captcha

Gửi bình luận Nhập lại