Khai trương Cổng Pháp luật quốc gia

Sáng 31/5, tại trụ sở Chính phủ, đã diễn ra Lễ khai trương Cổng Pháp luật quốc gia, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì tại điểm cầu Trung ương. Dự và chủ trì tại điểm cầu Bắc Ninh có đồng chí Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

khai_truong_ok

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương Cổng Pháp luật quốc gia 


Cổng Pháp luật quốc gia (địa chỉ truy cập là: phapluat.gov.vn), là kênh thông tin cung cấp cơ bản đầy đủ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, giới thiệu văn bản pháp luật mới, là "cẩm nang pháp lý" trực tuyến; Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt, lần đầu tiên Cổng pháp luật quốc gia ra mắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ, giải đáp các vấn đề về pháp luật; Lấy ý kiến người dân và doanh nghiệp về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; Hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp; Trợ giúp pháp lý... Việc tích hợp các chức năng cốt lõi trên cùng một nền tảng sẽ tạo ra một hệ sinh thái pháp lý toàn diện, thân thiện và hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.

toan_ktruong_bn

Các đại biểu dự buổi Lễ tại điểm cầu Bắc Ninh


Phát biểu tại buổi Lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ người dân trong tìm hiểu pháp luật; Vấn đề pháp luật hiện nay chính là “điểm nghẽn” cho người dân, doanh nghiệp và ngay trong hệ thống chính trị, cần sự công khai minh bạch, đóng góp của người dân, doanh nghiệp trong xây dựng thể chế. Thủ tướng đánh giá cao Bộ Tư pháp đã khẩn trương xây dựng Cổng Pháp luật quốc gia, thực hiện chủ trương “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm” của Nhà nước.

thu_tuong_pb_khai_truong_cong_pl

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ khai trương


Kỳ vọng đây sẽ là một địa chỉ chính thống, tin cậy cho người dân, doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Cổng Pháp luật quốc gia sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển, đột phá của thể chế, chuyển đổi trạng thái hỗ trợ người dân và doanh nghiệp từ “bị động” sang “chủ động” tích cực phục vụ người dân, doanh nghiệp; Góp phần thực hiện chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, chính quyền số, giảm chi phí, tuân thủ thời gian, nguồn lực và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Phạm Tiến, Vũ Tuyển

Ý kiến bạn đọc - Gửi bình luận

Gửi bình luận

reset captcha

Gửi bình luận Nhập lại