1. Từ những tác động của công nghệ truyền thông
Với sự xuất hiện của mạng Internet và các công nghệ truyền thông mới, các loại hình truyền thông truyền thống ở Việt Nam đã bước vào một giai đoạn phát triển vô cùng mạnh mẽ với đặc điểm nổi bật là hội tụ truyền thông, tích hợp phương tiện. Máy tính ngày nay có khả năng dự trữ, xử lý, phát sóng âm thanh, hình ảnh, văn bản, đồ họa và các hình thức biểu đạt đa dạng khác. Kỹ thuâ%3ḅt số đã can thiệp ngày càng sâu vào chức năng của các phương tiện truyền thống như báo in, báo nói, báo hình…
Hầu như tất cả chức năng của các phương tiện truyền thông trong cuô%3ḅc sống xã hô%3ḅi hiê%3ḅn đại đều có thể kết hợp và nâng cao năng lực vốn có của nó thông qua các phương tiện truyền thông kỹ thuâ%3ḅt số. Hay nói cách khác, sự phát triển của báo chí, truyền thông, viễn thông gắn liền với những tác động từ sự thay đổi về công nghệ truyền thông. Thực tế hiện nay, một số công đoạn của báo chí, phát thanh, truyền hình (như biên soạn, sản xuất và phát hành…) đang trải qua những thay đổi về kỹ thuật và cơ sở hạ tầng mà thành tựu khoa học kỹ thuật đem lại.
Do tất cả các mô hình truyền thông truyền thống có thể tận dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuâ%3ḅt số để phát triển đã tạo ra tiền đề cho việc hình thành các tòa soạn hội tụ của các tập đoàn truyền thông, bởi khi chưa có internet, các loại hình báo chí truyền thống (báo in, phát thanh, truyền hình) phát triển tương đối độc lập, mỗi loại hình có những ưu thế riêng không bị lấn át, nhưng khi internet ra đời và phát triển cùng một loạt tiện ích đã tạo nên một sức mạnh mới mà các loại hình truyền thông truyền thống khó cạnh tranh nổi. Xu hướng phát triển này mang tính khách quan, đáp ứng nhu cầu thông tin của lớp công chúng mới trong xã hội hiện đại.
2. Xu hướng phát triển của các cơ quan báo chí
Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ đã làm lu mờ ranh giới giữa các loại hình báo chí và tạo ra sự hội tụ ngoạn mục làm cho báo chí truyền thống phải thay đổi cách làm sở trường của mình. Báo in đã có thêm trang điện tử và các kênh truyền hình (như: VOV.TV, Truyền hình Nhân dân; Truyền hình Quốc hội…); ở lĩnh vực phát thanh, truyền hình cũng không nằm ngoại lệ đó. Xu hướng chung của báo chí hiện đại là hội tụ tất cả các phương tiện biểu đạt (lời nói, âm nhạc, tiếng động, hình ảnh, màu sắc, bố cục, giao diện trang báo…).
Một cơ quan báo hiện đại sẽ là một guồng máy sản xuất, phân phối thông tin dưới nhiều chất liệu khác nhau (văn tự, phi văn tự, ảnh tĩnh và ảnh động, audio, video…) với mục đích nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu, sở thích đa dạng của công chúng. Nói cách khác, trong các cơ quan báo chí được tổ chức theo hướng mô hình tòa soạn báo chí hội tụ truyền thông đa phương tiện. Theo mô hình này, thông tin sẽ được chủ động phân phối theo cách mà công chúng cần tiếp nhận nó nhanh nhất, chất lượng nhất, đầy đủ nhất. Như vậy, một cơ quan báo chí khi đã hội tụ truyền thông phải cấu trúc lại để trở thành một guồng máy sản xuất, chế biến, phân phối thông tin nhằm cho ra nhiều sản phẩm hấp dẫn với từng nhóm công chúng.
Để thích ứng với phương tiện truyền thông mới này, các tòa soạn đã buộc phải thay đổi không gian nơi làm việc, tăng hiệu quả công việc trong việc trao đổi, xử lý thông tin. Việc quản lý chất lượng tập trung sẽ đảm bảo được những thông tin nhất quán trên mọi loại hình và kênh thông tin của các phương tiện truyền thông, qua đó sẽ củng cố thêm thương hiệu của cơ quan báo chí. Áp dụng chung một kế hoạch thống nhất sẽ đảm bảo nguồn cung cấp ổn định thông tin độc quyền về những vấn đề đang được công chúng quan tâm nhất. Đây là hướng đi của báo chí hiện đại trên thế giới và cả Việt Nam.
3. Ảnh hưởng của truyền thông đa phương tiện đối với hoạt động của nhà báo
Sự phát triển kỹ năng đa phương tiện vừa là nhu cầu phát triển tự thân, vừa để tránh khỏi bị đào thải trong quá trình cạnh tranh của các cơ quan báo chí nói chung, các nhà báo nói riêng. Nó giúp cho năng suất làm việc của mỗi cá nhân tăng lên, đồng thời kích thích khả năng sáng tạo các tác phẩm báo chí đa loại hình của các nhà báo với mục đích đáp ứng ngày càng đa dạng các đối tượng công chúng báo chí. Đáp ứng yêu cầu đó, nhà báo cần có những thay đổi để thích ứng với xu hướng phát triển của báo chí hiện đại:
Thứ nhất, kỹ năng đa phương tiện: Nếu trước đây người làm báo gần như chỉ chuyên môn một công việc, do vậy một ê kíp làm việc theo lối truyền thống thường là cồng kềnh, nhưng hiệu quả lại không cao. Làm báo thời kỳ đa phương tiện đòi hỏi một nhà báo cần phải là người làm được nhiều việc, không chỉ viết cho báo in mà còn có thể viết cho báo điện tử, báo phát thanh và truyền hình. Nhà báo cần có sự chuyên nghiệp để xử lý thông tin cho các kênh truyền thông. Để thích ứng trong môi trường truyền thông mới, nhà báo “đa kỹ năng” ngoài việc nắm bắt các công nghệ làm báo truyền thống, phải biết xử lý ảnh và video, fie âm thanh…, từ đó tăng khả năng sáng tạo các tác phẩm báo chí đa loại hình, thu hút đa dạng các đối tượng người đọc và người xem.
Đưa tin đa phương tiện có nghĩa là mọi người cần phải hiểu rõ đặc điểm, chức năng các loại hình báo chí khác nhau như thế nào, tính chất các kênh thông tin khác nhau ra làm sao để có thể sử dụng hiệu quả nhất thông tin nào cần chuyển tải đa phương tiện và chuyển tải như thế nào để hiệu quả thông tin được tốt nhất.
- Thứ hai, kỹ năng khai thác, chắt lọc thông tin: Nhà báo cần có kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ hoạt động nghiệp vụ báo chí, có kỹ năng phát hiện vấn đề, kỹ năng thu thập, khai thác, xử lý, kiểm chứng thông tin và xây dựng tác phẩm,… Trong môi trường báo chí cạnh tranh khốc liệt, muốn bài viết có tác động xã hội lớn, người viết phải đào sâu, tìm tòi những chi tiết đắt giá và điều đó chỉ có được khi người viết tiếp xúc, gần gũi, quan sát thực tế.
Nhà báo trong kỷ nguyên số cần phải biết sử dụng và khai thác triệt để truyền thông xã hội phục vụ cho hoạt động của mình. Theo đó, nhà báo phải là người biết thu hút sự hợp tác và cùng tham gia của công chúng, coi công chúng là đối tác hoặc đồng nghiệp thông qua các kênh truyền thông xã hội. Làm báo thời kỳ đa phương tiện, nhà báo sẽ vừa là chủ thể, lại vừa là khách thể thông qua việc tiếp nhận, xử lý thông tin từ phía công chúng qua các trang mạng xã hội. Điều này được thể hiện rõ nét nhất là trên các trang tin điện tử.
- Thứ ba, kỹ năng làm việc của nhà báo đa phương tiện: Trong một tòa soạn, các bộ phận liên kết với nhau bằng hệ thống máy tính từ Tổng biên tập đến các khâu sản xuất trong tòa soạn, tạo nên một ê kíp làm việc liên hoàn, có thể cùng một lúc xử lý nhiều kênh thông tin như truyền hình internet, báo điện tử, báo giấy, các thông tin mạng trên điện thoại, ipad.v.v…vì vậy, yêu cầu phóng viên, biên tập viên của tòa soạn hội tụ phải là phóng viên “đa năng”, vừa có kỹ năng viết bài, vừa biết sử dụng các thiết bị kỹ thuật cho cơ quan báo chí đa phương tiện.
Tin tức rõ ràng và nhất quán của một cơ quan báo chí được thể hiện trên tất cả các loại hình báo chí sẽ góp phần củng cố thương hiệu cho cơ quan báo chí. Để làm được như vậy đòi hỏi các cơ quan báo chí phải phát huy được khả năng và thế mạnh của các loại hình báo chí khác nhau trong cùng một tòa soạn trên nguyên tắc hợp nhất nội dung. Điều này đỏi hỏi rất lớn sự nỗ lực từ phía các nhà báo trong thời kỳ đa phương tiện hiện nay. Tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhà báo là hạt nhân để xây dựng nên tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại.
- Thứ tư, đạo đức nhà báo là một nhân tố hết sức quan trọng để tạo nên tính chuyên nghiệp của phóng viên báo chí. Tính chuyên nghiệp của nhà báo là sự tổng hợp của tài năng, đạo đức, sự say mê và kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cao để tạo nên những tác phẩm báo chí tiêu biểu, đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống. Mục đích lớn nhất của người làm báo là phải đưa thông tin trung thực, trong một bối cảnh trung thực để mọi người có thể hiểu đúng về vấn đề, sự kiện đó.
Truyền thông đa phương tiện đem đến cho các nhà báo sự tiện lợi và cơ hội phát huy sở trường và khả năng của mình, nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ trong quá trình tác nghiệp. Công nghệ sẽ giúp cho nhà báo khả năng tiếp cận với chủ đề, sự kiện nhanh hơn nhưng sẽ làm thui chột kiến thức và khả năng tư duy của nhà báo nếu nhà báo đó có tư tưởng ỷ lại vào kỹ thuật và công nghệ. Lối làm việc không trực tiếp đi đến hiện trường để thu thập thông tin mà khai thác nguồn tin trên mạng rồi xào xáo trở thành tin bài của mình là những hiện tượng làm báo tiêu cực của không ít phóng viên hiện nay.