Cánh tay cho người khuyết tật, và dấu ấn tại sân chơi khoa học kỹ thuật quốc gia

(BTV) Với dự án “Cánh tay robot cho người khuyết tật liệt cơ tay toàn phần”, năm nay là năm thứ 4, trường THPT Hàn Thuyên, thành phố Bắc Ninh có học sinh tham gia, đạt giải Nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) cấp quốc gia năm học 2020-2021. Nhiều năm giành giải cao tại các Cuộc thi KHKT cấp tỉnh, cấp quốc gia; trường THPT Hàn Thuyên đã và đang được coi là đơn vị nhà trường đi đầu khối giáo dục phổ thông toàn tỉnh trong thực hiện các phong trào thi đua sáng tạo KHKT trên địa bàn tỉnh.


“Cánh tay rô bốt cho người khuyết tật liệt cơ tay toàn phần” là dự án khoa học được 2 em học sinh Phạm Đức Linh và Nguyễn Đức An, lớp 11A4, trường THPT Hàn Thuyên thai nghén, ấp ủ từ lâu. Với mong muốn, có thể hỗ trợ, giúp cho người khuyết tật cơ tay có thể cầm, nắm đồ vật.

Hoạt động trên cơ sở nguyên lý khoa khọc: Sử dụng tín hiệu từ thao tác co duỗi ngón chân để điều chỉnh biên độ co của các ngón tay; “Cánh tay robot dùng cho người khuyết tật liệt cơ tay toàn phần” còn được thiết kế sử dụng cảm biến lực thu nhận độ nén khi khép mở cánh tay; đồng thời phát triển thêm chức năng mạch điều khiển và mạch thu tín hiệu từ cảm biến qua đó giúp người sử dụng có thể thực hiện các cử động gập duỗi, xoay cổ tay, cẳng tay một cách dễ dàng; tạo độ chính xác trong thực hiện thao tác cầm nắm… Qua đó ghi dấu ấn về ý tưởng sáng tạo, khả năng vận dụng vào thực tiễn, được Ban giám khảo, Ban tổ chức Cuộc thi đánh giá cao.

Cuộc thi sáng tạo KHKT cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2020 - 2021 vừa bế mạc tại Thừa Thiên Huế. Cuộc thi năm nay thu hút 141 dự án từ 69 đơn vị với 262 học sinh tham dự. Tỉnh Bắc Ninh tiếp tục đạt thứ hạng cao, với 2 sản phẩm dự án tham gia, trong đó có 1 dự án đạt giải Nhất, 1 dự án đạt giải Ba. 

Với kết quả này, năm nay cũng là năm thứ 4, trường THPT Hàn Thuyên tiếp tục ghi dấu ấn, giành giải Nhất Cuộc thi KHKT dành cho học sinh phổ thông cấp quốc gia năm 2021. Qua đó, thiết thực cụ thể hóa mục tiêu đổi mới phương pháp, hình thức dạy, học; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện đại.

Với kết quả này, dự án “Cánh tay ro bot dùng cho người khuyết tật liệt cơ tay toàn phần” của trường THPT cũng đang là một trong số những dự án được Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, lựa chọn tham gia Cuộc thi cấp quốc tế năm 2021; qua đó góp phần đem đến ý tưởng, sản phẩm, giải pháp thực tiễn cho ngành khoa học ứng dụng chế tạo cánh tay ro bot hỗ trợ người khuyết tật với tính thẩm mĩ cao và giá thành phù hợp. 
 H Tâm - L Khải

Ý kiến bạn đọc - Gửi bình luận

Gửi bình luận

reset captcha

Gửi bình luận Nhập lại