Bắc Ninh dành 55 tỷ đồng thực hiện chương trình OCOP 2022-2025

(BTV) Tiếp tục thực hiện Chương trình mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm, giai đoạn 2022 – 2025 Bắc Ninh dự kiến dành 55 tỷ đồng để hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ sản xuất tham gia chương trình khi có đăng ký kinh doanh về mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng công nghệ trong sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm, hoàn thiện mẫu mã, bao bì, an toàn thực phẩm, đăng ký thương hiệu.

Bưởi Bolo, sản phẩm tham gia chương trình OCOP của tỉnh Bắc Ninh

Kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình OCOP (gồm: Đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, xúc tiến thương mại, hỗ trợ chủ thể chuẩn hóa sản phẩm, thưởng các sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên): 25 tỷ đồng. Xây dựng Trung tâm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề của tỉnh: 20 tỷ đồng. Xây dựng mô hình thí điểm sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát triển văn hóa phi vật thể tại khu Viêm Xá, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh và Mô hình thí điểm sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch trải nghiệm thực tế gắn với bảo tồn, phát triển nghề gốm tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ: 10 tỷ đồng. Qua đó phấn đấu giai đoạn 2022 - 2025, Bắc Ninh công nhận được ít nhất 200 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, có từ 2 sản phẩm trở lên đạt 5 sao; Có 20% chủ thể OCOP trở lên là HTX và 30% chủ thể là các doanh nghiệp; Ít nhất có 40% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi; sàn giao dịch thương mại điện tử…
 
Đức Minh, Thiên Thanh

Ý kiến bạn đọc - Gửi bình luận

Gửi bình luận

reset captcha

Gửi bình luận Nhập lại