Chùa Hàm Long - Ngôi chùa ngàn năm với những câu chuyện bí ẩn

(BTV) - Chùa Hàm Long là ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nổi tiếng ở Bắc Ninh. Dù có không gian kiến trúc độc đáo nhưng ngôi chùa này lại được người đời biết đến nhiều với tên gọi chùa nhốt vong, chùa cắt trùng tang hay nơi nhốt Thần trùng tang lớn nhất trời Nam.

DSC02145

Chứng nhân lịch sử

Chùa Hàm Long, ngôi chùa cổ kính tọa lạc tại Bắc Ninh, mang trong mình một lịch sử hào hùng trải qua hơn một nghìn năm. Được xây dựng vào thế kỷ XII dưới thời nhà Lý, chùa đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc. Tương truyền, chùa được xây dựng trên một vùng đất linh thiêng, nơi hội tụ khí của đất trời.

DSC02148

Lầu Quan âm phía mặt trước của chùa

Qua bao biến động của thời gian, chùa vẫn giữ được những nét kiến trúc độc đáo và những giá trị văn hóa vô cùng quý báu. Nhiều câu chuyện lịch sử và truyền thuyết ly kỳ gắn liền với ngôi chùa này đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân địa phương.

Kiến trúc của Chùa Hàm Long mang đậm nét đặc trưng của Phật giáo Việt Nam. Với những ngôi nhà gỗ cổ kính, những bức tường gạch nung thủ công, chùa như một bức tranh sống động về kiến trúc truyền thống. Đặc biệt, hệ thống các pho tượng Phật, thần linh được chạm khắc tinh xảo, mang đậm nét nghệ thuật thời Lý, Trần.

DSC02163

Ngôi chùa vẫn giữ được những nét cổ kính ngàn năm

Chùa Hàm Long (Bắc Ninh) hiện nay vẫn còn lưu giữ được hệ thống tượng Phật được đúc bằng đồng to bằng người thật. Trong đó, nổi bật nhất là pho tượng Phật Thích Ca cao tới 2,1m,.. tượng A Nan và Ca Diếp cao 1,86m,….Tất cả đều được đúc nguyên khối với những đường nét vô cùng tinh xảo. Bên cạnh đó còn có 14 ngôi tháp mộ có từ thời nhà Trần, Hậu Lê và nhà Nguyễn.

DSC02188

Nhà Tổ với những bức tượng mang đậm dấu ấn các triều đại Lý – Trần

DSC02162

Hệ thống 14 tháp mộ cổ phía trước sân chùa Hàm Long

Chùa Hàm Long không chỉ là một công trình kiến trúc, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tâm linh sâu sắc. Hàng năm, chùa tổ chức nhiều lễ hội truyền thống, thu hút đông đảo người dân đến tham gia. Những nghi thức cúng bái, những bài kinh kệ vang vọng trong không gian cổ kính đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân địa phương.

Đệ nhất nhốt trùng, bắt vong

Có chiều dài lịch sử lên đến gần nghìn năm tuổi, song chùa Hàm Long lại được người đời biết đến nhiều hơn với cái tên chùa “nhốt vong”, chùa “cắt” vong hay nơi “nhốt” Thần trùng lớn nhất trời Nam. Từ hàng trăm năm nay, người dân vẫn tiếp tục truyền tai nhau nhiều câu chuyện rất huyền bí về ngôi chùa này: “Khi đến gửi vong, người ta chỉ cần mang đến một bức ảnh và những thông tin: Tên, tuổi, giờ mất, giờ liệm, giờ chôn cất người quá cố và nhà chùa sẽ ghi lại thông tin đó.

Người đem vong đi gửi, kiêng người cùng huyết thống trực hệ. Khi đi gửi vong thì cứ lẳng lặng mà đi, không được bàn ở nhà trước vì vong rất tinh khôn, biết là đi gửi vong thì vong sẽ không đi theo nữa”...

DSC02193

DSC02195

Đường lên khu tháp mộ cổ tạo nên một cảm giác kỳ lạ, bí ẩn

Không giống như những ngôi chùa khác, khách đến lễ chùa cầu may, vãn cảnh hay tìm kiếm sự thư thái trong cuộc sống. Khách đến chùa Hàm Long nhiều người vẫn đội khăn tang hoặc gắn băng đen, gương mặt rầu rĩ, vừa thắp hương vừa sụt sùi… Họ đến đây để làm một công việc chẳng đặng -  “nhốt” vong.

Khách đến chùa Hàm Long (Bắc Ninh) với mục đích “trấn trùng” thường được nhà chùa phát cho hai loại bùa. Một là tấm bùa hình mặt Phật, phía sau có chữ Nho. Loại thứ 2 làm bằng giấy nhiều màu, quấn thành hình người, mỗi chiều khoảng 3cm. Nhà chùa nói rằng, loại bùa này đã được cao tăng trì chú nên có tác dụng rất mạnh trong việc ngăn chặn các linh hồn lang thang quay về ám hại gia đình, ngoài ra đeo bùa bên người còn tác dụng mang lại bình an, sức khỏe. Đặc biệt, những người mang “vong” đến chùa Hàm Long để “trấn trùng” được yêu cầu đeo lá bùa trong 3 năm liên tục, đến khi cải táng mới được bỏ lá bùa ra.

12

Bùa hình người của chùa Hàm Long (Ảnh do người dân cung cấp)

Tại chùa Hàm Long, hàng ngày, vào buổi sáng, các nhà sư tụng kinh niệm Phật cúng vong rất cẩn thận. Đến buổi chiều, các sư nấu một nồi cháo to, cúng thí thực cho Trùng và vong bị nhốt ở đây. Các gia đình khi có người chết trùng, sẽ đem vong đến gửi tại chùa, nhờ nhà chùa Hàm Long (Bắc Ninh) cúng cho vong linh người quá cố.

Sở dĩ chùa Hàm Long được dân gian cho là nơi có khả năng “nhốt trùng” vì ngôi chùa là nơi tu tập của Hòa thượng Trịnh Thập, pháp danh là Như Trừng Lân Giác – người đã phát tâm viết kinh “Thập nguyện cứu sinh” để tụng trì. Sau khi sư Tổ viên tịch để lại 2 ngọn tháp. Tương truyền, hai ngọn tháp đó cũng đã có tuổi đời gần bằng tuổi chùa, tháp gạch là tháp chứa xá lợi của sư Tổ Như Trừng Lân Giác, tháp đá là nơi cất giữ công phu tu tập của sư tổ, còn được gọi là tháp Cứu Sinh - tháp tổ Như Trừng Lân Giác.

Sinh thời, sư Tổ thấy chúng sinh quá lo sợ vì những cái chết liên tục trong gia đình, dòng họ – mà nay ta gọi là “trùng tang”, ngài đã tạo ra kinh “Thập nguyện cứu sinh” và bộ ván in khắc phù giải, giúp cho những vong hồn được siêu linh. Ngôi chùa này cũng là nơi tu tập của các cao tăng như ngài Dương Không Lộ có pháp theo Vạn pháp quy tông của phái Bắc Tông chuyên trị các loại trùng hiệu quả.

“Nhốt trùng” là mê tín hay khoa học?

Hiện nay chưa có giải thích khoa học nào về hiện tượng “nhốt trùng”, đó chỉ là quan niệm dựa trên truyền thuyết dân gian. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng sự xuất hiện của nhiều cái chết trong gia tộc trong thời gian ngắn có thể là do cơ chế cộng hưởng sóng điện từ và trường năng lượng.

DSC02196

Ngọn tháp “Cứu Sinh” – Minh chứng cho việc “bắt trùng” của Chùa Hàm Long

Dù chưa có sự giải thích rõ ràng theo kiểu trực quan nhưng có vẻ trùng tang chỉ là một khái niệm tinh thần tồn tại trong tâm linh của con người. Nó trở nên đáng sợ bởi vì con người thường lo lắng về sự tử vong của mình.

Ngay cả Phật giáo cũng không có khái niệm về trùng tang. Phật giáo cho rằng sinh chết là điều bình thường, do nghiệp quả của mỗi người. Sống chết chỉ là hai hiện tượng trong chu trình luân hồi vô hạn. Do đó, Phật giáo không có tài liệu nào đề cập đến việc chết của ai có thể ảnh hưởng đến sinh chết của người khác.

Tuy nhiên, ở chùa Hàm Long, việc gửi vong và nhốt vong vẫn diễn ra khá phổ biến. Một đồn mười hay mười đồn trăm, thậm chí là những ngày bình thường, ngôi chùa này cũng đông người đến. Người đến chùa đông nhất là vào ngày Rằm mùng 1 hàng tháng, ngày lễ Tết hoặc ngày giỗ.

Chính bản thân nhà chùa không có lời giải thích rõ ràng về việc nhốt trùng. Tuy nhiên, họ cho rằng ngôi chùa Hàm Long có thiết kế thanh tịnh giúp người đến đây bình tâm và cân bằng tâm lý, nên không xảy ra hiện tượng bất thường.

Một số hình ảnh về ngôi chùa:

DSC02155

DSC02164

Khuôn viên lối lên chùa

DSC02179

DSC02183

DSC02181

Các gian thờ bên trong các nhà thờ

DSC02171

Các bức tượng bên trong tòa Tam bảo

DSC02176

Văn Đức – Thu Huyền

Ý kiến bạn đọc - Gửi bình luận

Gửi bình luận

reset captcha

Gửi bình luận Nhập lại